Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Nhà mạng tăng gói cuớc thiết bị giám sát ngừng hoạt động

Sau cú tăng giá đột ngột khiến hàng vạn thiết bị định vị giám sát hành trình tê liệt vì hết tiền, ngày 30/10, trong cuộc đối thoại với Bộ GTVT, Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp bị tác động, các nhà mạng đã cam kết sẽ thiết kế các gói cước mới phù hợp với vận tải. Riêng Viettel khẳng định chậm nhất giữa tháng 12 sẽ giảm cước.


 
Kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên xe khách đường dài
Kiểm tra thiet bi dinh vi giám sát hành trình trên xe khách đường dài
Doanh nghiệp vận tải lao đao

Chủ trì cuộc họp, ông Khuất Việt Hùng - Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) đặt vấn đề: “Từ đầu năm đến nay, chi phí đầu vào của lĩnh vực vận tải tăng đến 7,2%. Chính vì vậy, ở thời điểm này chỉ một cú huých sẽ làm “giọt nước tràn ly”, khiến các doanh nghiệp vận tải đứng trước nguy cơ phá sản”. 

Ông Thân Văn Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô VN cũng cho biết: “Sau khi các nhà mạng tăng cước 3G, các doanh nghiệp cung cấp thiết bị giám sát hành trình (GSHT) cho biết, có ngày phải nộp thêm từ 7 - 10 triệu đồng tiền cước. Chi phí này về sau các doanh nghiệp vận tải phải trả. Tôi được biết, một doanh nghiệp vận tải tại Thái Bình do nạp tiền trực tiếp không thông qua nhà cung cấp và ngay sau đợt tăng giá bất ngờ dịch vụ 3G, họ đang đứng trên bờ phá sản”.
 
"Đợt tăng giá 3G vừa qua, các hãng taxi chưa bị tác động nhiều bởi hầu hết họ đang sử dụng gói cước của Mobifone có giá 10.000 đồng/tháng hoặc sử dụng thiết bị V-Tracking của Viettel được ưu đãi. Gánh nặng lần này đổ lên đầu doanh nghiệp vận tải đường dài, họ muốn sử dụng mạng Viettel vì có diện phủ sóng rộng, cả ở những khu vực vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, nếu không sử dụng thiết bị V-Tracking thì họ không được sử dụng gói cước ưu đãi này”.
Ông Đào Thanh Anh
Phó Chi hội trưởng 
Chi hội các nhà cung cấp thiết bị GSHT 
Tại cuộc họp này, một lần nữa ông Tạ Công Thuận, Chi hội trưởng Chi hội các nhà cung cấp thiết bị GSHT cho biết: ”Hầu hết cước 3G đều do doanh nghiệp cung cấp thiết bị nạp tiền cho doanh nghiệp vận tải theo hợp đồng. Vì thế, việc tăng cước gấp nhiều lần đồng thời cũng thay đổi cách tính cước thời gian qua của Viettel là nguyên nhân chính khiến các tài khoản nhanh chóng hết tiền...”. 
Theo ông Thân Văn Thanh, với cước 3G như hiện nay, các doanh nghiệp vận tải sẽ không thể trụ nổi đến 10/11. Nên đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước và nhà mạng có biện pháp tháo gỡ khẩn cấp. 

Trước một số ý kiến cho rằng, việc tăng giá cước 3G đối với thiết bị GSHT không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vận tải bởi việc đóng cước duy trì hoạt động của thiết bị đã được ủy nhiệm cho đơn vị cung cấp thiết bị, ông Đào Thanh Anh - Phó Chi hội trưởng Chi hội các nhà cung cấp thiết bị GSHT cho biết: Trong hợp đồng ghi rõ, các doanh nghiệp cung cấp thiết bị chỉ nộp cước 3G giúp doanh nghiệp vận tải. Điều này xuất phát từ việc nhà cung cấp không thể hàng tháng đi thu mấy chục nghìn của các doanh nghiệp vận tải để duy trì hoạt động của thiết bị. Vì vậy, tăng cước 3G là tác động trực tiếp đến doanh nghiệp vận tải.
 
Đại diện Bộ GTVT, Bộ Thông tin & Truyền thông, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam  và các nhà mạng trong cuộc đối thoại ngày 30/10
Đại diện Bộ GTVT, Bộ Thông tin & Truyền thông, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam và các nhà mạng trong cuộc đối thoại ngày 30/10
Sẽ có gói cước mới

Tại cuộc họp, bà Phạm Thị Thanh Vân - Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom cho biết: “Chúng tôi sẽ thiết kế gói cước dành riêng cho các doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, hiện nay chưa thể nói rõ mức ưu đãi như thế nào”. Thực tế thời gian qua Viettel đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, khối vận tải có những đặc điểm rất đặc thù nên cần có những gói cước chuyên biệt, sớm nhất cũng phải đến trung tuần tháng 12/2013, mới có gói cước mới, bà Vân cho biết thêm. 

Ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Tổng giám đốc Mobifone cũng cho biết, để có thể cung cấp gói cước dành riêng cho doanh nghiệp vận tải, cần có thời gian thử nghiệm để xác định rõ mục đích sử dụng vì thực tế dung lượng sử dụng của xe khách, xe tải và taxi là khác nhau… 

Trong khi đó, đại diện Vinaphone thì không ngại ngần bày tỏ sẵn sàng ngồi lại với doanh nghiệp để thiết lập gói cước mới...

Sau khi các nhà mạng đồng thuận cung cấp các gói cước mới giảm giá cho vận tải, ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh: “Viettel là đối tác lớn nhất của các doanh nghiệp vận tải và nhà mạng duy nhất vừa cung cấp dịch vụ mạng vừa cung cấp thiết bị GSHT nên cần sớm có quyết định điều chỉnh giá. Các doanh nghiệp viễn thông khác cũng cần nhanh chóng có phương án chính thức để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”. Bộ GTVT xin Chính phủ không xử phạt doanh nghiệp vận tải đến hết 30/11 nên nếu đến thời điểm đó các thiết bị GSHT không thể hoạt động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vận tải, ông Hùng nói.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Đức Trung - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông khẳng định: “Sau cuộc họp này, vấn đề còn lại chỉ là thủ tục. Bộ sẵn sàng giải quyết sớm nhất, kể cả trong ngày với các thủ tục về gói cước ưu đãi cho doanh nghiệp vận tải”. 

Liên quan tới việc có hay không vi phạm Luật Cạnh tranh trong việc Viettel phân biệt các mức giá cho khách hàng sử dụng 3G cho thiết bị GSHT, ông Trung nói rõ doanh nghiệp phải bóc tách giữa việc kinh doanh sim dịch vụ với thiết bị GSHT của mình. “Vì về nguyên tắc quản lý, là phải tách doanh thu của dịch vụ với doanh thu hàng hóa” - ông Trung nhấn mạnh.


xem thêm : dinh vi xe may chống trộm 

1 nhận xét: